- Banner được lưu thành công.
Nhằm thúc đẩy giao lưu học thuật và nâng cao hiểu biết chuyên sâu về các vấn đề thông tin trong bối cảnh toàn cầu hóa, vào sáng ngày 09/07/2025, Khoa Công nghệ Phần mềm đã tổ chức buổi seminar chuyên đề tại phòng E7.3 với chủ đề: "FIMI và Việt Nam dưới góc nhìn mới".
Buổi seminar thu hút sự quan tâm và tham dự đông đảo của các Thầy, Cô và giảng viên trong Khoa, cùng sự góp mặt đặc biệt của TS. Lê Viết Thọ, người trực tiếp trình bày nội dung học thuật đầy giá trị và mới mẻ.
Nội dung nổi bật từ seminar:
• Giới thiệu mô hình Hybrid Interference Analysis (HIA) – một công cụ phân tích hiện đại nhằm khảo sát sự giao thoa giữa các luồng tuyên truyền từ bên ngoài và cơ chế kiểm soát thông tin nội địa.
• Trường hợp điển hình về chiến tranh Nga – Ukraine: Buổi trình bày chỉ ra rằng Việt Nam không chỉ tiếp nhận dòng thông tin quốc tế mà còn chủ động tái định khung thông tin phù hợp với đặc điểm văn hóa – chính trị trong nước.
• Thảo luận mở: Nhiều câu hỏi và ý kiến đã đặt ra về ranh giới giữa việc bảo vệ chủ quyền thông tin và nguy cơ hạn chế quyền tiếp cận thông tin – một vấn đề mang tính thời sự và đa chiều trong kỷ nguyên số.
Buổi seminar đã mang lại một góc nhìn sâu sắc và cập nhật về cuộc chiến thông tin và vai trò của các quốc gia như Việt Nam trong dòng chảy toàn cầu này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lê Viết Thọ cùng toàn thể quý Thầy, Cô và giảng viên đã dành thời gian tham dự, chia sẻ và đóng góp ý kiến trong buổi thảo luận.
#FIMI #VietnamMedia #HybridInterference #SeminarRecap #KTPM_UIT #VNUHCM
- Banner được lưu thành công.
Sáng thứ Năm, ngày 19/06/2025, vào lúc 10:30, Khoa Công nghệ Phần mềm đã tổ chức buổi seminar với chủ đề "Thiết kế đồ họa báo chí thời Pháp thuộc: Lịch sử, giao thoa và bản sắc". Buổi hội thảo diễn ra tại phòng E7.3 với sự tham dự của đông đảo Thầy, Cô giảng viên đến từ Khoa và phòng ban trong toàn trường. Buổi seminar do TS. Nguyễn Hồng Ngọc trình bày và đã diễn ra trong không khí học thuật sôi nổi, thành công tốt đẹp.
Bài báo khảo sát quá trình hình thành và phát triển của thiết kế đồ họa trong báo chí in ấn Việt Nam giai đoạn Pháp thuộc (1865–1945) từ góc nhìn liên ngành, kết hợp giữa mỹ thuật, truyền thông và văn hóa. Thông qua phân tích các ấn phẩm tiêu biểu và yếu tố thị giác đặc trưng, nghiên cứu làm rõ cách thức tiếp nhận, chuyển hóa và hòa trộn các yếu tố đồ họa phương Tây với nghệ thuật truyền thống bản địa. Quá trình giao thoa này không chỉ phản ánh ảnh hưởng của bối cảnh thuộc địa, mà còn thể hiện sự chủ động thích nghi và sáng tạo của nghệ sĩ, thợ in và nhà thiết kế Việt Nam trong một giai đoạn nhiều biến động. Nghiên cứu góp phần mở rộng hướng tiếp cận liên ngành đối với lịch sử thiết kế đồ họa truyền thông báo chí, đồng thời gợi mở cách hiểu mới về các hiện tượng truyền thông thị giác trong không gian văn hóa đa tầng.
Khoa Công nghệ Phần mềm cảm ơn các Thầy Cô đã dành thời gian tham dự buổi seminar.
- Banner được lưu thành công.
Nhằm thúc đẩy sự trao đổi và nâng cao chuyên môn, vào sáng ngày 30/05/2025, Khoa Công nghệ Phần mềm đã tổ chức một buổi seminar học thuật tại phòng E7.3 với chủ đề hấp dẫn: "A comprehensive review of few-shot object detection on aerial imagery". Đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của các Thầy, Cô và Giảng viên trong Khoa, dưới sự trình bày xuất sắc của TS. Nguyễn Duy Khánh.
Bài báo trình bày về máy bay không người lái và vệ tinh thúc đẩy nhu cầu phát hiện đối tượng trên ảnh không ảnh, với ứng dụng trong cả dân sự và quân sự. Tuy nhiên, bài toán này gặp khó khăn do kích thước đối tượng nhỏ và dữ liệu hạn chế.
Nghiên cứu này khảo sát 55 phương pháp few-shot detection hiện đại, sử dụng meta-learning và transfer learning. Chúng tôi cũng phân tích 12 tập dữ liệu và đánh giá trên DIOR, NWPU VHR-10 và DOTA, từ đó rút ra nhận định và định hướng phát triển cho tương lai.
Khoa CNPM xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Duy Khánh đã dành thời gian chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quý báu của mình, cũng như tất cả Thầy, Cô đã tham gia và đóng góp vào sự thành công của buổi seminar. Hãy tiếp tục theo dõi và tham gia các sự kiện sắp tới của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích và cơ hội giao lưu hấp dẫn!

- Banner được lưu thành công.
Phòng ĐTSĐH&KHCN thông báo triển khai xét hỗ trợ kinh phí và khen thưởng NCKH sinh viên đợt tháng 6 năm 2025.
Quy trình thực hiện như sau:
1. Bước 1: SV, HVCH, NCS điền thông tin bài báo KH vào form đăng ký: https://forms.gle/
2. Bước 2: Theo từng đợt xét duyệt (tháng 06 và tháng 11 hàng năm), các Khoa sẽ xét duyệt các bài báo KH và gửi đề xuất hỗ trợ kinh phí, khen thưởng về P.ĐTSĐH&KHCN
3. Bước 3: P.ĐTSĐH&KHCN phối hợp các đơn vị liên quan khác ( P.CTSV, P.KHTC) để thực hiện theo quy định.
Quy trình xét hỗ trợ kinh phí khen thưởng NCKH SV được thực hiện theo quy định: https://khcn.uit.edu.vn/
Đề nghị sinh viên có công trình khoa học đã được công bố cập nhật thông tin theo hướng dẫn trước ngày 20/06/2025
- Banner được lưu thành công.
🚀 UIT InnoResearch Connect 2025 - Cơ hội không thể bỏ lỡ cho bạn!
🔹 Làm việc cùng giảng viên và doanh nghiệp trên các dự án AI, IoT, Blockchain, an toàn thông tin, vi mạch bán dẫn.
🔹 Tham gia workshop nâng cao kỹ năng viết bài báo, xây dựng đề cương, và khởi nghiệp.
🔹 Tạo dấu ấn riêng với bài báo Scopus, demo công nghệ, hoặc sản phẩm khởi nghiệp.
🔹 Kết nối với chuyên gia, doanh nghiệp mở ra cơ hội thực tập, việc làm.
👩🎓 Chương trình dành cho các bạn sinh viên UIT, đặc biệt là năm 3-4, đam mê nghiên cứu hoặc khởi nghiệp. Không cần kinh nghiệm, chỉ cần tinh thần học hỏi! ✨
⏰ Đăng ký ngay: 25/04 - 30/04/2025
🔗 Link form: https://forms.gle/aLT53FbLRJHT4Ae36
👉 Thông tin chi tiết:
https://drive.google.com/.../1TYsp8SK.../view...
👉 Hành động ngay để không bỏ lỡ!
#UITInnoResearch2025