- Details
[CUỘC THI PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG SINH VIÊN ĐỢT 1 NĂM 2024 - SEApp2024]
*** Bạn cần tìm một nơi:
- Giao lưu, trao đổi kiến thức, phát triển kỹ năng và phát triển đam mê trong hoạt động phát triển sản phẩm ứng dụng.
- Quảng bá rộng rãi những sản phẩm ứng dụng có hiệu quả sử dụng tốt do chính bạn thực hiện đến cộng đồng.
- Vậy thì “Cuộc thi phát triển ứng dụng sinh viên - SEApp2024” chính là dành cho bạn đó.
*** Thông tin chi tiết cuộc thi:
*** Thời gian - địa điểm:
- Từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2024.
- Địa điểm: Trường ĐH Công nghệ Thông tin, ĐHQG TP. HCM.
++ Yêu cầu: Sinh viên thực hiện sản phẩm là các ứng dụng có tính ứng dụng hoặc tính khoa học, nhằm mang lại lợi ích cho người sử dụng và có thể download, cài đặt trên các thiết bị di động (mobile app) hoặc các ứng dụng có thể được truy cập thông qua Internet (web app, website).
***Đối tượng tham gia:
- Sinh viên khoa Công nghệ Phần mềm hoặc sinh viên các khoa khác (thuộc ĐH Công nghệ Thông tin) có quan tâm và được ban Tổ chức đồng ý.
Hình thức đăng ký:
- Đăng ký qua form sau: https://tinyurl.com/SEApp2024
- Thời gian: Từ 20/03 đến 31/03/2024.
- Số lượng thành viên của đề tài: tối thiểu 01 thành viên, tối đa 06 thành viên.
***Các mốc thời gian liên quan:
- Tuần 01 – 02 (Từ 20/03 đến 31/03/2024): Mở form đăng ký.
- Tuần 03 – 11 (Từ 01/04 – 02/06/2024): Sinh viên đăng ký tiến hành hoàn thiện ứng dụng và tải ứng dụng lên CHPlay/AppStore của Khoa.
- Tuần 12 (Tuần 03/06/2024): Hội đồng của Khoa đánh giá và công bố các sản phẩm được triển lãm.
- Tuần 13 (Tuần 10/06/2024): Chuẩn bị và tổ chức triển lãm các ứng dụng được chọn. Người dùng trải nghiệm sử dụng sản phẩm và đánh giá.
- Tuần 14 (Tuần 17/06): Tính điểm, công bố sản phẩm đoạt giải và trao thưởng.
***Tiêu chí đáng giá
- Tính khoa học và giá trị ứng dụng thực tiễn: 50%.
- Tính hoàn thiện: 20%.
- Tính thân thiện, dễ sử dụng và trải nghiệm người dùng: 20%.
- Trình bày báo cáo và kết quả: 10%.
** Cách tính điểm (cho các sản phẩm được chọn triển lãm)
- Like share trên: 20%.
- Lượt vote qua form: 20%.
- Điểm từ BGK: 60%.
++ Giải thưởng:
** Giải thưởng dành cho ứng dụng: bao gồm hiện kim, giấy khen và quà tặng.
- 01 giải Nhất: 5.000.000 VNĐ.
- 01 giải Nhì: 2.000.000 VNĐ.
- 02 giải Ba: 1.000.000 VNĐ.
- 03 giải Khuyến khích: 500.000 VNĐ.
- 01 giải có lượt download nhiều nhất: 500.000 VNĐ.
- 01 giải có lượt like/ share nhiều nhất: 500.000 VNĐ.
** Giải thưởng dành cho khán giả:
- 01 giải Bình chọn chính xác nhất: 500.000 VNĐ.
- 01 giải Rút thăm may mắn trong ngày tổ chức triển lãm: 200.000 VNĐ.
==== Còn chần chờ gì mà không tham gia ngay thôi nào!
- Details
-Diễn giả: GS Toru Ishida (Giáo sư danh dự của Đại học Kyoto và là IEEE Fellow)
-Thời gian: 09:30 ngày thứ sáu, ngày 22/03/2024.
-Địa điểm: Hội Trường A, Trường Đại học Công nghệ Thông tin.
**********
Thông tin diễn giả GS Toru Ishida:
-Giáo sư danh dự của Đại học Kyoto và là IEEE Fellow.
-Giáo sư là Chủ tịch của IEICE từ năm 2021 đến năm 2022, và là một thành viên của Hội đồng Khoa học của Nhật Bản từ năm 2011 đến năm 2017.
-Giáo sư đã làm việc trong lĩnh vực "Autonomous Agents and Multi-Agent Systems" kể từ năm 1988.
-Giáo sư đã dẫn dắt một số dự án nghiên cứu, như "Digital City Kyoto and the Language Grid".
-Giáo sư đã là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Công nghệ Munich, Paris 6, Đại học Maryland, Đại học Shanghai Jiao Tong,.... và đã được trao Giáo sư Ưu tú Khoa học tại HKBU vào năm 2014.
- Details
Nhân ngày 8/3, tập thể sinh viên Khoa Công nghệ Phần mềm xin gửi tới các cô lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc các cô ngày càng trẻ đẹp, tràn đầy nhiệt huyết với sự nghiệp cao cả của mình. Chúc các cô luôn có thật nhiều sức khỏe để vững bước đưa các em tới bến bờ thành công.
- Details
Nhằm tiếp thu các ý kiến đóng góp từ các bên liên quan, phục vụ cho việc cải tiến chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm, vào sáng ngày 19 tháng 12 năm 2023 Khoa CNPM tổ chức chương trình " Tọa đàm lấy ý kiến về chương trình đào tạo" tại phòng họp A116. Chương trình có sự tham gia của Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô, đại diện của một số phòng ban của Trường, đại diện các doanh nghiệp, các bạn sinh viên và cựu sinh viên của Khoa.
Các Thầy ,Cô- Doanh nghiệp- Cựu sinh viên- Sinh viên trong tọa đàm
Tại buổi tọa đàm có sự tham gia của các doanh nghiệp về Công nghệ Thông tin lớn tại Việt Nam như Công ty cổ phần VNG, Học viện Đào tạo FPT Software miền Nam, Công ty TNHH GAMELOFT, Công ty TNHH công nghệ thông tin ELCA, Công ty cổ phần WATA, BICARUS LABS, Công ty TNHH giải pháp phần mềm Tường Minh (TMA Solution)
Tọa đàm đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên và sinh viên cùng những chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm. Trên cơ sở các nội dung về mục tiêu, điều kiện đầu vào, chuẩn đầu ra và cấu trúc chương trình đào tạo, các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến xây dựng, góp phần hoàn thiện chương trình đào tạo. Cụ thể như sau:
- Tổ lấy ý kiến nhà tuyển dụng đóng góp về sinh viên uit cần cải thiện kỹ năng anh văn cũng như kỹ năng mềm, kỹ năng trình bày, cần tự tin hơn vào bản thân. Cần cho sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng việc học lấy kiến thức để ứng dụng vào công việc sau này.
Phiên họp đóng góp ý kiến từ Doanh nghiệp
- Tổ lấy ý kiến của Giảng viên trong Khoa cần định hướng sinh viên cần thay đổi tư duy outsourcing sang giải pháp và sản phẩm. Định hướng cho sinh viên đăng ký nhóm các môn học chuyên ngành để định hướng rõ ràng cho sinh viên. Ví dụ: nhóm môn học để làm UI/UX, nhóm môn học để làm PM, ... Các thầy cô cần thay đổi danh sách đề tài đồ án thường xuyên.
Phiên họp đóng góp ý kiến từ Thầy, Cô trong Khoa
- Tổ lấy ý kiến của sinh viên và cựu sinh viên, chương trình cần chú trọng phát triển kĩ năng mềm để áp dụng ngay sau khi ra trường.
Phiên họp Cựu sinh viên- Sinh viên
Chụp hình lưu niệm
Phát biểu tại Tọa đàm,TS. Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó Hiệu trưởng chia sẻ Trường ĐH CNTT mỗi ngày một phát triển, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội trong thời kỳ hội nhập. Thầy Khang chia sẻ "việc lấy ý kiến từ phía doanh nghiệp và cựu sinh viên là rất quan trọng và cần thiết để có những cải thiện thực chất và giúp đào tạo ra nguồn lực chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội"
- Details
Chào các bạn sinh viên!
Với nhu cầu cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế và sự bùng nổ của thời đại công nghệ 4.0, trong khuôn khổ Dự án Phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam.
Với mục tiêu phát triển dự án nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu tại ĐHQG-HCM, các hoạt động của dự án triển khai chính cho các ngành/chương trình tại các trường đại học thành viên tập trung vào nội dung học tập kết hợp (học trực tiếp kết hợp trực tuyến – blended learning) và ứng dụng chuyển đổi số trong đào tạo.
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đánh giá sự hài lòng của người học, ĐHQG-HCM triển khai tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học về sự hài lòng với trải nghiệm học tập (chỉ số IR3 thuộc dự án VUDP) năm 2023. Những thông tin của người học cung cấp sẽ là cơ sở giúp nhà trường, giảng viên điều chỉnh, cập nhật quá trình giảng dạy để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng mục tiêu của dự án.
Đề nghi các bạn sinh viên tham gia thực hiện khảo sát tại link: https://ks.vnuhcm.edu.vn/ (Hướng dẫn thực hiện khảo sát tại https://drive.google.com/file/d/1JdjLN6n1j_gF_urf_drpKtkzKvU3HMV_/view?u...)
Thời gian khảo sát: đến 25/12/2023.
Trân trọng.