- Banner được lưu thành công.
Chuỗi Training Nghiên cứu Khoa học Hè 2025 – Khoa Công nghệ Phần mềm, Trường Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG TP.HCM
Vào lúc 20h00 ngày 11/07/2025, buổi chia sẻ thứ 2 trong chuỗi Training Nghiên cứu Khoa học Hè 2025 đã diễn ra thành công tốt đẹp, thu hút sự tham gia tích cực của đông đảo sinh viên đến từ nhiều khóa thuộc Khoa Công nghệ Phần mềm – Trường Đại học Công nghệ Thông tin (UIT).
TS. Đỗ Trọng Hợp – đã mang đến một góc nhìn tổng quan và thực tiễn về hành trình nghiên cứu khoa học, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy phản biện và phương pháp tiếp cận khoa học đối với các đề tài có tính ứng dụng cao.
###Chủ đề: Neural Network – Nền tảng của Deep Learning
Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) và Deep Learning ngày càng trở thành trọng tâm của các hướng nghiên cứu khoa học. Đặc biệt trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, việc nắm vững kiến thức nền tảng như Neural Network là điều cần thiết đối với sinh viên khi triển khai đồ án, khóa luận hoặc các đề tài nghiên cứu ứng dụng.
--- Nội dung chính của buổi chia sẻ
Phần 1 – Nền tảng lý thuyết:
- Giới thiệu tổng quan về mạng Neural – nền móng của Deep Learning
- Cấu trúc mạng neural cơ bản
- Khái niệm hàm chi phí (loss function) và thuật toán lan truyền ngược (backpropagation)
- Thuật toán tối ưu Gradient Descent
- Các loại hàm kích hoạt (activation function) phổ biến
Phần 2 – Thực hành “Hands-on”:
- Cài đặt mô hình mạng Neural đơn giản bằng Python từ đầu (from scratch)
- Triển khai lại mô hình sử dụng thư viện Keras/TensorFlow
- Thực hiện huấn luyện và đánh giá hiệu quả mô hình
####3 Deep Learning – Nền tảng nghiên cứu hiện đại cho sinh viên KTPM
Với sự phát triển nhanh chóng của các thư viện mã nguồn mở như TensorFlow, Keras,... Deep Learning đang trở thành công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ. Việc nắm vững các kiến thức và kỹ năng này sẽ giúp sinh viên Khoa Công nghệ Phần mềm – UIT nâng cao chất lượng sản phẩm học thuật và tiệm cận với xu hướng công nghệ toàn cầu.
Xin chúc mừng tất cả các bạn sinh viên đã hoàn thành buổi chia sẻ thứ 2 một cách nghiêm túc và hiệu quả.
Hẹn gặp lại ở buổi chia sẻ tiếp theo với những chủ đề mới mẻ, thực tiễn và đầy thử thách!
- Banner được lưu thành công.
❤️❤️Vào ngày 11/07/2025, một dấu mốc quan trọng nữa đã được ghi nhận tại Khoa Công nghệ Phần mềm khi buổi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của các bạn sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm đợt 2 năm học 2024 - 2025 đã diễn ra thành công tốt đẹp. ❤️❤️❤️
🎀Buổi báo cáo với sự tham gia của 50 bạn sinh viên cùng với 32 đề tài khóa luận của ngành Kỹ thuật Phần mềm, sự kiện này không chỉ đánh dấu kết quả của một quá trình học tập nghiêm túc mà còn là cơ hội để các bạn thể hiện năng lực và khẳng định bản thân.
🎊Xin chúc mừng tất cả các bạn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình! 🎉
♥️♥️♥️Sau đây là một số hình ảnh ghi lại không khí sôi động của buổi Bảo vệ
- Banner được lưu thành công.
Khoa Công nghệ Phần mềm – Trường Đại học Công nghệ Thông tin trân trọng thông báo mở đăng ký lớp học thử nghiệm (pilot) cho môn học mới:
🎮 SE116 – Phát triển Kỹ năng Lập trình Game Ứng dụng trong Thực tế
Một môn học phối hợp giữa UIT và ZingPlay Studio – VNG, dành cho sinh viên có định hướng trở thành lập trình viên game hoặc làm việc trong ngành công nghiệp sáng tạo – giải trí số.
📌 Thông tin lớp pilot
- Đối tượng: Sinh viên năm 3, 4 ngành Kỹ thuật phần mềm
- Số lượng: Giới hạn (ưu tiên sinh viên có kết quả học tập tốt các môn lập trình)
- Thời gian học: 29/07/2025, sáng 9h30- 12h, chiều 13h30- 16h30
- Địa điểm: Một phần học tại UIT, phần còn lại trực tiếp tại VNG Campus
- Giảng viên: Giảng viên Khoa CNPM phối hợp cùng chuyên gia ZingPlay Studio – VNG
Hình thức: Lý thuyết + Thực hành + Đồ án nhóm, theo mô hình doanh nghiệp thực tế
- 🎁 LỢI ÍCH KHI THAM GIA LỚP PILOT:
- Được học trước một môn học hiện đại, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
- Có bước chạy đà hoàn hảo trước khi môn học chính thức triển khai trong học kỳ tháng 9/2025.
- Cơ hội góp ý trực tiếp với giảng viên và chuyên gia doanh nghiệp về nội dung, khối lượng và cách triển khai – từ đó giúp hoàn thiện môn học sát với nhu cầu và năng lực sinh viên.
👉 Đây là một cơ hội hiếm có để các bạn sinh viên không chỉ được học sớm, mà còn góp phần đóng góp ý kiến cho việc hoàn thiện nội dung môn học trước khi chính thức triển khai rộng rãi.
✍️ Cách thức đăng ký
👉 Sinh viên đăng ký theo đường link
⏳ Hạn chót đăng ký: 20h ngày 13/7/2025
📩 Khoa sẽ xét chọn và gửi email xác nhận đến các bạn đủ điều kiện tham gia.
📢 Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ bộ phận cố vấn học tập hoặc fanpage Khoa CNPM – UIT để được hỗ trợ.
- Banner được lưu thành công.
Phát triển Kỹ năng Lập trình Game Ứng dụng trong Thực tế – Môn học phối hợp giữa UIT và VNG đưa sinh viên vào môi trường phát triển game thực tế
Phát triển từ chương trình nội bộ của ZingPlay Studio – VNG
Môn học SE116 được xây dựng dựa trên chương trình Game Development Fresher (GDF) – một chương trình đào tạo nội bộ của ZingPlay Studio – VNG dành cho fresher trong ngành game. Đây là một trong những nỗ lực nhằm đưa quy trình phát triển game trong doanh nghiệp vào môi trường đào tạo đại học một cách bài bản và chuyên sâu.
Toàn bộ nội dung môn học bao phủ đầy đủ các khía cạnh cốt lõi trong phát triển game: từ tư duy thiết kế gameplay, lập trình client–server, xử lý đồ họa – âm thanh, kiểm thử chất lượng, đến khả năng trình bày và phát hành sản phẩm ra thị trường.
Giảng dạy kết hợp giữa giảng viên UIT và chuyên gia doanh nghiệp
Môn học được giảng dạy theo hình thức phối hợp:
- Giảng viên từ Khoa Công nghệ Phần mềm – UIT: đảm nhiệm nội dung lý thuyết, phương pháp lập trình, kỹ năng thiết kế hệ thống.
- Chuyên gia từ ZingPlay Studio – VNG: hướng dẫn các phần thực hành chuyên sâu, chia sẻ kinh nghiệm thực chiến trong lập trình, thiết kế game, âm thanh, multimedia, kiểm thử, marketing...
Ngoài ra, sinh viên còn được hỗ trợ bởi đội ngũ mentor đến từ doanh nghiệp, giúp định hướng kỹ thuật và phản biện quá trình phát triển sản phẩm.
Học tại VNG Campus – Trải nghiệm quy trình thật
Nội dung môn học được tổ chức trực tiếp tại VNG Campus, tạo điều kiện để sinh viên:
- Làm việc cùng ekip thật trong doanh nghiệp
- Sử dụng các công cụ, quy trình, và tiêu chuẩn sản xuất game chuyên nghiệp
- Rèn luyện phong cách làm việc bài bản, thực tiễn
Nội dung học: kết hợp lý thuyết chuyên sâu và thực hành toàn diện
1. Nội dung lý thuyết
Môn học trang bị kiến thức nền tảng về phát triển game hiện đại: tổng quan ngành game, thiết kế game, clean code, lập trình client–server, đồ họa, âm thanh, kiểm thử, marketing và kỹ năng truyền đạt ý tưởng.
2. Nội dung thực hành
Sinh viên được hướng dẫn xây dựng một nguyên mẫu game hoàn chỉnh bằng Godot Engine, qua các bước: khởi tạo project, player movement, AI kẻ địch, hệ thống chiến đấu, thiết kế màn chơi, tối ưu trải nghiệm, polish giao diện và trình bày sản phẩm.
Đồ án cuối kỳ – Sản phẩm có khả năng phát hành
Ở phần cuối môn học, sinh viên làm việc nhóm để xây dựng một game prototype hoàn chỉnh:
- Mã nguồn rõ ràng, logic tốt
- Kiểm thử và đánh giá kỹ lưỡng
- Có thể trình diễn, showcase hoặc đưa lên store
- Được phản biện bởi cả giảng viên và chuyên gia doanh nghiệp
Môn học SE116 sẽ được triển khai thử nghiệm (pilot) với một nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm.
Thời gian học dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 7 năm 2025 tại VNG Campus, với sự tham gia của giảng viên và chuyên gia doanh nghiệp trong vai trò hướng dẫn và đánh giá.
Đây là bước thử nghiệm quan trọng trước khi đưa môn học vào triển khai chính thức trong chương trình đào tạo.
Một bước đệm vững chắc cho sinh viên theo đuổi ngành Game
SE116 không chỉ trang bị kỹ năng lập trình game – mà còn rèn luyện:
- Tư duy làm sản phẩm
- Khả năng làm việc nhóm trong môi trường thật
- Trình bày và phản biện ý tưởng chuyên nghiệp
- Phối hợp đa phòng ban như trong doanh nghiệp
📍 Dành cho sinh viên yêu thích lập trình, đam mê game và muốn bước chân vào ngành công nghiệp sáng tạo.
🎯 Môn học có thể tổ chức đánh giá năng lực đầu vào để đảm bảo chất lượng đào tạo.
🎓 Hãy sẵn sàng cho một học kỳ thực tế – cường độ cao – đầy cảm hứng cùng đội ngũ giảng viên và chuyên gia tại UIT x VNG.
📣 [LỚP PILOT CHO SINH VIÊN KỸ THUẬT PHẦN MỀM]
Môn học SE116 sẽ được triển khai thử nghiệm (pilot) vào ngày 29/ 07/2025 tại VNG Campus.
👉 Khoa sẽ gửi thông tin đăng ký trong thời gian tới.
👉 Cơ hội có 1–0–2 cho những bạn yêu thích lập trình và muốn thử sức ở ngành công nghiệp game!
- Banner được lưu thành công.
Khoa Công nghệ Phần mềm trân trọng tiếp tục chuỗi Workshop Training Nghiên cứu Khoa học hè 2025, với mục tiêu tạo điều kiện để sinh viên:
- Nâng cao tư duy học thuật và kỹ năng nghiên cứu
- Tiếp cận các xu hướng công nghệ mới như AI, Machine Learning, Deep Learning
- Chuẩn bị hành trang cho các đề tài nghiên cứu, cuộc thi học thuật, đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
Vì sao Deep Learning quan trọng trong nghiên cứu khoa học hiện nay?
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò trung tâm trong nhiều hướng nghiên cứu khoa học. Deep Learning là nền tảng cốt lõi của các hệ thống AI, nhờ khả năng học và biểu diễn dữ liệu một cách mạnh mẽ và hiệu quả.
Những tiến bộ trong các thư viện mã nguồn mở như TensorFlow, Keras,... đã giúp sinh viên dễ dàng xây dựng, huấn luyện và triển khai các mô hình Deep Learning. Đây là công cụ quan trọng để giải quyết các bài toán thực tế trong xử lý ảnh, ngôn ngữ tự nhiên, phân tích dữ liệu,…
Đối với sinh viên ngành công nghệ thông tin, đặc biệt trong các đề tài đồ án, khóa luận hoặc nghiên cứu khoa học, việc nắm vững kiến thức và kỹ năng về Deep Learning là một lợi thế rõ rệt – giúp sản phẩm nghiên cứu được đánh giá cao hơn và tiệm cận với xu hướng công nghệ hiện đại.
Thông tin buổi workshop thứ hai
- Chủ đề: Neural Network – Nền tảng của Deep Learning
- Thời gian: 20h00 – 21h00, Thứ Sáu, ngày 11/07/2025
- Hình thức: Trực tuyến (Link Google Meet sẽ được gửi qua email và các kênh lớp trước giờ học)
Nội dung chính của buổi học
Phần 1 – Kiến thức nền tảng
- Giới thiệu tổng quan về mạng Neural – mô hình nền tảng của Deep Learning
- Cấu trúc mạng neural cơ bản
- Hàm chi phí (loss function) và thuật toán lan truyền ngược (backpropagation)
- Thuật toán tối ưu Gradient Descent
- Các loại hàm kích hoạt (activation function)
Phần 2 – Thực hành Hands-on
- Cài đặt một mô hình mạng Neural đơn giản bằng Python “from scratch” để hiểu rõ:
- Lan truyền xuôi (forward propagation)
- Lan truyền ngược và cập nhật tham số (backpropagation)
- Viết lại mô hình trên bằng thư viện Keras/TensorFlow
- Tập trung vào quá trình huấn luyện mô hình và đánh giá hiệu quả
Cơ hội khi tham gia chuỗi workshop
- Tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn từ các giảng viên của Khoa
- Tham gia các cuộc thi học thuật về AI và nhận các phần thưởng từ Khoa
Thông tin hỗ trợ và liên hệ
Vui lòng truy cập website chính thức của Khoa để biết thêm thông tin và liên hệ với giảng viên hướng dẫn:
https://se.uit.edu.vn/vi/lien-he
Hẹn gặp các bạn vào lúc 20h00, Thứ Sáu, ngày 11/07/2025.
Hãy tận dụng mùa hè để học hỏi, khám phá và phát triển khả năng nghiên cứu khoa học – hành trang quan trọng cho con đường học tập và nghề nghiệp phía trước.
- Điều gì tạo nên nét đặc trưng của ngành Truyền thông Đa phương tiện tại UIT?
- MarTech – Động lực của Marketing hiện đại và sự đón đầu của UIT
- MarTech – Tương lai ngành Marketing và lợi thế khác biệt của UIT trong đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện
- Ngành Truyền thông Đa phương tiện tại UIT: Từ di sản thiết kế đến triển vọng công nghệ với AI và dữ liệu lớn